Ghi chú Chu_Dị_(nhà_Lương)

  1. Nay là Hàng Châu, Chiết Giang
  2. Lương thư, tlđd chép là Chu Tốn; Nam sử, tlđd chép là Chu Tốn Chi
  3. Ngũ quán (五馆) là quốc học của nhà Lương. Năm Thiên Giám thứ 4 (505), triều đình giáng chiếu thiết lập Ngũ quán, giảng dạy Ngũ kinh, đặt ra chức Ngũ kinh bác sĩ, mỗi kinh 1 người. Vì vậy người Bình Nguyên là Minh Sơn Tân, người Ngô Quận là Lục Liễn, người Ngô Hưng là Thẩm Tuấn, người Kiến Bình là Nghiêm Thực Chi, người Hội Kê là Hạ Đãng được bổ làm Bác sĩ, đều làm chủ 1 quán. Mỗi quán có vài trăm sanh viên, được định kỳ cấp lương và tiền, nếu ai vượt qua được khoa thi Minh Kinh thì được trừ làm Lại. Thế nên người ở lưu vực Hoài – Kinh cắp tráp theo học nhiều như mây
  4. Văn nghĩa (文义) chỉ văn sử, kinh điển; Kỳ thư (棋书) chỉ các môn tạp học (bác – dịch – thư – toán)
  5. Tư trị thông giám chép cụ thể Nguyên Pháp Tăng sang Lương vào đầu năm 525
  6. Nguyên văn: 能举止/năng cử chỉ, tạm dịch: có thể nhấc cao chân. Xuất xứ từ Tả truyệnHoàn công thập tam niên: “Mạc Hiêu tất bại, cử chỉ cao, tâm bất cố hĩ.” (tạm dịch: Mạc Hiêu ắt bại, chân nhấc cao, lòng không vững đấy.), Nhan Sư Cổ chú Hán thư – Ngũ hành chí trung chi thượng, dẫn Tả truyện, giải thích: “Chỉ, túc dã.” (tạm dịch: Chỉ, là chân đấy.)
  7. Lương thư và Nam sử đều chép Chu Dị được nắm cơ mật sau khi tiếp nhận sự quy hàng của Nguyên Pháp Tăng vào năm 529. Tư trị thông giám chép Chu Dị đã được như thế từ cuối năm 524
  8. Từ Tư Ngọc là người chiêu dụ Lâm Hạ vương Tiêu Chánh Đức, khiến Chánh Đức dẫn đường cho Hầu Cảnh vượt sông thành công, vây khốn kinh thành Kiến Khang. Cao Thiện Bảo dùng từ “nhập bắc” có lẽ là nói tránh
  9. Nhị điêu (珥貂) tức cài, cắm (nhị) đuôi con điêu (điêu vĩ) trên mũ. Theo Thiều Chửu, điêu là một loài chuột to như con rái cá, đuôi to lông rậm dài hơn một tấc, sắc vàng và đen, sinh ở xứ rét, da nó làm áo mặc rất ấm, nên rất quý báu. Lối phục sức nhà Hán, mũ của quan Thị trung, Thường thị đều cắm đuôi con điêu, đúc con ve vàng đeo vào cho đẹp, vì thế gọi các kẻ quyền quý là Nhị điêu, hoạn quan gọi là Điêu đang (貂璫)